Thảm Xốp Lót Sàn

Chuyên cung cấp các loại Thảm Xốp Lót Sàn, Thảm xốp eva, thảm xốp eva, mút xốp cao su, Thảm Xốp Lót Sàn, thảm cho trẻ em lót phòng trẻ thơ giúp bé yêu không bị ngã, chống trơn, chất liệu làm bằng cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, nhiều màu sắc, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Cuộc họp nội các và quốc sách “4 không” của Tổng thống Thiệu

Cuộc họp nội các và quốc sách “4 không” của Tổng thống Thiệu








Cuốn sách "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" của nhà báo Trần Mai Hạnh viết về những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa vừa chính thức ra mắt. Nhà báo Trần Mai Hạnh chính là người có mặt chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên của giới báo chí Việt Nam về những giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975.


Cuốn sách được viết dựa trên biên bản các cuộc họp, biên bản trả lời phỏng vấn và tự thú, thư từ, điện tín,... của tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày tháng cuối cùng. Cuốn sách được viết theo trình tự thời gian.


Nhân kỷ niệm 39 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2014), chúng tôi xin đăng tải những trích đoạn cuối cùng của cuốn sách, khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.



Thiệu và quốc sách “4 không”


Không khí chiến tranh hầm hập Sài Gòn khi dòng người tị nạn từ Phước Long đổ về. Tổng Cục Thực phẩm thông báo không tổ chức chợ Tết cho công chức, quân nhân như mọi năm vì không có hàng hóa trong lúc vật giá leo thang. Tin sắp phát hành giấy bạc mệnh giá 5.000 đồng và 10.000 đồng làm xáo động đời sống người Sài Gòn.


Sáng 3/1/1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu triệu tập cuộc họp nội các tại Dinh Độc Lập với các nhân vật chủ chốt như: Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm; Trung tướng Đặng Văn Quang (Cố vấn an ninh quốc gia của Thiệu); Trung tướng Đồng Văn Khuyên (Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tiếp vận); Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa).


Cuộc họp nội các và quốc sách “4 không” của Tổng thống Thiệu - 1


Chân dung Nguyễn Văn Thiệu


Trung tướng Dư Quốc Đống (Tư lệnh Quân đoàn 3, đảm trách phòng thủ Sài Gòn) trình bày tình hình nguy cấp của Phước Long và Quân đoàn 3. Đống đề nghị Thiệu và Bộ Tổng Tham mưu điều ngay một Sư đoàn bộ binh hoặc Sư đoàn dù ứng cứu.


Đống chưa trình bày dứt, Thiệu đã đứng lên yêu cầu các thành viên nội các trước hết hãy cho ý kiến có nên tung lực lượng dự trữ chiến lược vào mặt trận Phước Long hay không? Vốn biết ý Thiệu nên không thành viên nào dự họp nêu ý kiến quyết liệt về việc phải tung quân giữ Phước Long đến cùng.


Từ khi hiệp định Paris được ký năm 1973, Thiệu đề ra quốc sách “4 không” (không để lọt vào tay đối phương bất cứ lãnh thổ, tiền đồn nào; không liên hiệp; không thương lượng; không có hoạt động của cộng sản hoặc đối lập ở trong nước). Không chỉ những buổi họp nội các mà tất cả cuộc họp bất thường hay hằng tháng với tư lệnh các quân đoàn, quân khu, binh chủng đều diễn ra tại Dinh Độc Lập thay vì ở Bộ Tổng Tham mưu như trước đây. Thiệu nắm quyền chủ tọa như là Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.


Thiệu nói: “... Căn cứ lực lượng địch trong vùng, chúng ta thấy địch có thể phản ứng mạnh và gây thương vong nặng nề cho quân đội Sài Gòn. Sự hiện diện của quân Bắc Việt trong vùng rất mạnh. Tốt nhất nên dành lực lượng để phòng thủ các khu vực khác có giá trị chiến lược hơn”.


Đống lập tức đứng lên xin từ chức với lý do không đủ khả năng giải quyết tình hình quân sự của vùng 3. Quân đoàn 3 không thể tự xoay xở việc giải cứu Phước Long.


Yêu cầu từ chức của Đống sau 3 tháng nhận chức Tư lệnh đã bị Thiệu bác bỏ thẳng thừng.


Đến 6/1, Phước Long thất thủ. Sự kiện được đánh dấu vào 16h chiều cùng ngày, Đại tá Đỗ Công Thành (Tỉnh trưởng Phước Long) trúng đạn chết trong đám loạn quân khi đang cố vượt hàng rào đạn phía bắc để chạy qua sông Bé. 5.400 sĩ quan và lính của Trung đoàn 7 ném vào Phước Long chỉ còn chưa đầy 850 người sống sót.


Mặc dù lúc ấy đang cữ gió đông bắc khô hanh nhưng không hiểu sao lại có những cơn mưa xối xả đổ xuống cả Phước Long và Sài Gòn. Một tờ báo Sài Gòn ngày đó viết: “Dường như ngay cả ông trời cũng rơi nước mắt khóc cho Phước Long”.


Ngay ngày hôm sau, Thiệu tuyên bố trên đài Sài Gòn: “Toàn quốc dành ba ngày truy điệu, cầu nguyện cho Phước Long”.


Lên gân trong hoang mang


Quyền Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Ngô Khắc Tỉnh đã chủ trì buổi họp báo gồm đầy đủ ký giả nhưng không trả lời bất cứ câu hỏi nào ngoài việc phát bản tuyên cáo về tình hình Phước Long.


Trái lại, cuộc họp báo sau đó mấy ngày của đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Tân Sơn Nhất do Đại tá Võ Đông Giang chủ trì hết sức sôi động.


Đại tá Giang đã trả lời các câu hỏi báo chí nêu: Lý do đánh chiếm Phước Long và đó có phải là vi phạm Hiệp định Paris không? Nếu tiếp tục tấn công như hiện nay, để bảo vệ Hiệp định thì Đại tá có thấy nguy cơ Hoa Kỳ trở lại can thiệp trực tiếp không?


Vị Đại tá nói rằng: “Chúng tôi đấu tranh chính nghĩa trên cả ba mặt trận: chính trị - quân sự - ngoại giao. Chúng tôi không loại trừ khả năng Hoa Kỳ sẽ can thiệp trắng trợn hơn nữa vào miền Nam Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ làm như vậy thì sẽ không nhận được gì ngoài thất bại nặng nề hơn mà thôi”.


Cuộc họp nội các và quốc sách “4 không” của Tổng thống Thiệu - 2


Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (phải) và Phó Tổng thống Trần Văn Hương năm 1972


Trong 3 ngày, Thiệu tổ chức nhiều hoạt động cầu nguyện, mít tinh tưởng niệm Phước Long. Đô trưởng Đỗ Kiến Nhiễu nói rằng sẽ có cuộc quyên tiền lớn trong đô thành giúp dân Phước Long tản cư về Sài Gòn và gia tăng đảm bảo an ninh đô thành. Cả tuần lễ trên đài phát thanh truyền hình Sài Gòn ra rả phát bài hát “Phước Long anh hùng”.


Thiệu hô hào sẽ lấy lại Phước Long nhưng trên thực tế không có hành động quân sự nào. Mỹ lúc đầu hùng hổ cho tàu chở máy bay nguyên tử dẫn một lực lượng đặc nhiệm của hạm đội 7 từ Philippines tiến về bờ biển Việt Nam. Sư đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ ở Okinaoa được đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp... Nhưng cuối cùng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ buộc phải bỏ qua sự kiện Phước Long và tuyên bố: “Đây chưa phải là cuộc tấn công ồ ạt của Bắc Việt Nam”.


Bửu Viên, Cố vấn của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm sau này kể lại rằng, trong buổi họp nội các, ông ta thấy rõ thái độ lo lắng, thất thần trong giọng điệu lên gân của Thiệu. Thái độ đó khác hẳn vẻ tự tin, quyết đoán, đôi lúc khôi hài của Thiệu.


Một tuần trước Tết Ất Mão (11/2/1975), phong trào nhân dân chống tham nhũng do linh mục Trần Hữu Thanh khởi xướng tung ra bản cáo trạng số 1 nêu rõ 4 trọng tội của Thiệu. Gần chục tờ báo đồng loạt đăng tải thông tin cáo trạng này, tố cáo hành vi tham nhũng của Thiệu cùng tướng lĩnh tay chân của ông ta trong nội các.


__________________________


Mời các bạn đón đọc kỳ tiếp theo: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nỗi sợ ám sát, đảo chính vào 10h00 ngày 2/5.



Xem thêm chủ đề: tong thong nguyen van thieu, bien ban chien tranh 123475, cuon sach bien ban chien tranh 123475, cuon sach cua nha van tran mai hanh, bien ban chien tranh, nha bao tran mai hanh, tran mai hanh, nha bao viet tieu thuyet, giai phong mien nam, 30/4, thong tan xa viet nam, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét