Thảm Xốp Lót Sàn

Chuyên cung cấp các loại Thảm Xốp Lót Sàn, Thảm xốp eva, thảm xốp eva, mút xốp cao su, Thảm Xốp Lót Sàn, thảm cho trẻ em lót phòng trẻ thơ giúp bé yêu không bị ngã, chống trơn, chất liệu làm bằng cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, nhiều màu sắc, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Giải Nobel Hòa bình: Gánh nặng sau ánh hào quang

Giải Nobel Hòa bình: Gánh nặng sau ánh hào quang

Phía sau vầng hào quang chói lọi, giải Nobel Hòa bình còn có mặt tối đang khiến Ủy ban Nobel phải cân nhắc rất nhiều trước khi tính đến việc trao giải cho một nữ sinh Pakistan, ứng cử viên nặng ký cho giải thưởng này vào thứ Sáu tới.


Giải Nobel Hòa bình đã thay đổi của đời của nhiều vị tổng thống, nhiều chiến sĩ đấu tranh cho tự do hay chỉ là những nhà hoạt động vì nhân quyền bình thường, tuy nhiên nhiều người đoạt giải đã nói rằng việc giành lấy một vinh dự suốt đời là một nhiệm vụ khó khăn bởi bất cứ hành động, sai sót hay nhược điểm nào của họ cũng bị soi mói và đem ra so sánh.


Với giải Nobel Hòa bình năm 2013, mặt tối của giải thưởng này càng lộ rõ hơn bao giờ hết khi ứng cử viên Malala Yousafzai, cô gái mới chỉ 16 tuổi từng bị Taliban bắn vào đầu cách đây 1 năm vì đã đấu tranh cho quyền học tập của các bé gái.


Giải Nobel Hòa bình: Gánh nặng sau ánh hào quang - 1


Cô gái 16 tuổi Malala là ứng cử viên nặng ký cho giải Nobel Hòa bình 2013


Tất cả những người từng giành giải Nobel Hòa bình trước đây đều là những người trưởng thành có sự nghiệp ổn định. Còn Malala mới chỉ bằng một nửa tuổi của người giành giải trẻ nhất kể từ năm 1901 đến nay, đó là Tawakul Karman, một nhà hoạt động hòa bình người Yemen, đoạt giải Nobel Hòa bình khi cô mới 32 tuổi vào năm 2011.


Tuy nhiên ông Geir Lundestad, Giám đốc Viện Nobel Na Uy cho biết giải thưởng này không giới hạn về tuổi tác, và “nó sẽ làm thay đổi cuộc đời họ”.


Ông nói: “Họ sẽ bị tràn ngập bởi những lời mời. Họ sẽ được lắng nghe, và một số người thậm chí còn được coi như những vị thánh. Nhưng tôi chưa gặp bất cứ ai cảm thấy hối tiếc vì đã được lựa chọn cho giải Nobel Hòa bình.”


Năm nay có tổng cộng 259 ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình, tuy nhiên Malala là cô gái được đề cử nhiều nhất. Ủy ban Nobel gồm 5 thành viên sẽ lọc danh sách này và chọn ra người chiến thắng từ danh sách rút gọn không được công bố.


Bà Jody Williams, người giành giải Nobel Hòa bình năm 1997 vì đã tổ chức một chiến dịch chống mìn sát thương đã nói về mặt tối của giải thưởng này trong cuốn tiểu sử viết năm 2013 rằng chiến thắng này “không chỉ toàn niềm vui và hạnh phúc”.


Bà cho biết nhiều người đã coi những người giành giải Nobel như những vị “thánh sống”, và điều đó nhiều khi quả thật rất đáng sợ, bởi bà cho rằng mình hoàn toàn khác với Mẹ Teresa, người giành giải Nobel năm 1979 và được phong thánh vào năm 2003.


Bà cho biết bất cứ lời nói bất cẩn nào của người giành giải Nobel cũng bị soi mói và phóng đại lên. Chẳng hạn như bà đã phạm phải sai lầm ngay trong ngày giành giải Nobel khi gọi cựu Tổng thống Bill Clinton là “kẻ ngốc” vì không chịu ký hiệp ước chống mìn sát thương.


Ông Kristian Harpviken, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo cho rằng Malala là người đứng đầu danh sách bầu chọn cho giải Nobel Hòa bình trị giá 1,2 triệu USD trong năm nay. Cô bé còn là một nhân vật yêu thích của các nhà văn và được truyền thông Na Uy để ý rất nhiều.


Giải Nobel Hòa bình: Gánh nặng sau ánh hào quang - 2


Một phụ nữ đọc cuốn tự truyện của Malala


Tuy nhiên, ông cho rằng vấn đề chính ở đây là tuổi tác của Malala, còn việc Malala vì giải thưởng này mà có nguy cơ một lần nữa trở thành mục tiêu của Taliban chỉ là hiệu ứng phụ.


Ông nói: “Ở khía cạnh khác là một cô gái vẫn còn trẻ người non dạ phải đặt lên vai mình gánh nặng của một giải thưởng lớn, vì cô phải mang theo mình danh hiệu người đoạt giải Nobel suốt cả đời, và điều đó quả là một nhiệm vụ khó khăn.”


Trong số các ứng cử viên khác được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm nay còn có Denis Mukwege, một bác sĩ tận tâm giúp các nạn nhân bị bạo hành tình dục, và Bradley Manning, một lính Mỹ bị buộc tội trao các bí mật quân sự của Mỹ cho WikiLeaks.


Hàng ngàn người có quyền đề cử ứng viên cho giải Nobel Hòa bình, trong đó có các thành viên nghị viện các nước trên thế giới và các giáo sư sử học, triết học hoặc luật.


Một quan chức trong Ủy ban Nobel cho biết nhiều người nhầm tưởng rằng việc được đề cử cho giải thưởng này là một dấu hiệu thể hiện sự “để ý” của Ủy ban Nobel, vì Hitler cũng đã từng có lần được đề cử vào danh sách này.



Xem thêm chủ đề:Taliban, Malala Yousafzai, Nobel Hoa binh, tan cong dao hoi, deo mang che mat, sat hai nu sinh, ung cu vien nobel, tin nong, tin hot, tin nhanh, vn





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét