Thảm Xốp Lót Sàn

Chuyên cung cấp các loại Thảm Xốp Lót Sàn, Thảm xốp eva, thảm xốp eva, mút xốp cao su, Thảm Xốp Lót Sàn, thảm cho trẻ em lót phòng trẻ thơ giúp bé yêu không bị ngã, chống trơn, chất liệu làm bằng cao su và hạt nhựa Eva xuất xứ từ Việt Nam đảm bảo an toàn, không độc hại, nhiều màu sắc, độ đàn hồi cao và đặc biệt rất bền bỉ.

GIẢM TỪ 20% KHI MUA THẢM TẬP VÕ SỐ LƯỢNG LỚN LH: 09 68 59 33 78

Thảm cho trẻ với các đường viền dễ dàng nối liền với nhau tạo thành một không gian rộng cho bé vui chơi thoải mái. Thảm xốp lót sàn cho trẻ được làm từ chất liệu cao su và hat nhựa eva, rất êm ái, bề mặt tiếp xúc chống trơn trượt sẽ đảm bảo được độ an toàn khi bé sử dụng.


Thảm Cho Bé




– Thảm lót sàn giúp giảm lực va đập khi bé ngã, giữ an toàn cho bé khi nô đùa.

– Bề mặt thảm xốp có thiết kế sần nhỏ chống trơn trượt hiệu quả.

– Giúp bé vui chơi an toàn, hạn chế trường hợp trượt ngã khi nô đùa.

– Thảm ghép chia miếng dễ dàng lắp ráp phù hợp từng không gian.

– Thuận tiện tháo ra những lúc không sử dụng giúp bảo quản tiện lợi.

– Bề mặt xốp nhanh khô, dễ dàng lau sạch để đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

– Màu sắc rực rỡ của từng miếng thảm xốp mang đến vẻ tươi sáng cho căn phòng.

Thảm Tập Võ các bộ môn như: Taekwondo; Karatedo; Vovinam; Võ cổ truyền; Pencak silat; Sanshuu; Aikido; Judo; Boxing; Kickboxing; Muay; MMA.. .Là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho bộ môn võ thuật và các môn thể thao.Là thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao dùng lót sàn phòng tập võ.… giao hàng toàn quốc.

Thảm Tập Võ là sản phẩm thảm mút xốp eva hàng Việt Nam chất lượng cao, sử dụng để trải lót sàn phòng tập võ; phòng tập luyện cho các bộ môn thể thao nhào lộn, Aerobic, trường học, nhà trẻ.

Độ đàn hồi của thảm tốt sẽ giúp quá trình luyện tập của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các động tác chống tay, chân hay tiếp xúc với mặt sàn sẽ không gây thương tích hay bị đau. Vì thế, dựa vào nhu cầu luyện tập bạn nên chọn cho mình những loại thảm tập võ có độ đàn hồi khác nhau.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Người đoạt giải Nobel tiêu tiền thưởng ra sao?

Người đoạt giải Nobel tiêu tiền thưởng ra sao?

Mùa trao giải Nobel năm 2013 đã chính thức bắt đầu từ ngày 7/10 với giải Nobel Y học thuộc về 3 nhà khoa học Mỹ với công trình nghiên cứu về cơ chế vận chuyển chất trong và ngoài tế bào. Các giải Nobel trong các lĩnh vực khác sẽ lần lượt được công bố và trao giải, kết thúc bằng giải Nobel Kinh tế.


Ủy ban Nobel cho biết do khủng hoảng kinh tế nên năm nay giá trị giải Nobel sẽ bị giảm từ 10 triệu kronor Thụy Điển xuống còn 8 triệu kronor (tương đương 1,25 triệu USD). Vậy một khi những sự tung hô của báo chí, những buổi lễ trao giải trang trọng qua đi, các nhà khoa học đoạt giải Nobel từ trước tới nay sẽ làm gì với số tiền thưởng này.


Người đoạt giải Nobel tiêu tiền thưởng ra sao? - 1


3 nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học năm 2013


Nhìn lại lịch sử trao giải Nobel, ta có thể thấy rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Một số người đoạt giải đã đóng góp tiền thưởng cho các quỹ từ thiện hoặc các công trình nghiên cứu khoa học, tuy nhiên số này không phổ biến.


Khi nhà khoa học Paul Nurse giành giải Nobel Y học vào năm 2001, ông này đã quyết định dành tiền nâng cấp chiếc xe mô-tô của mình. Trong khi đó, nhà khoa học Richard Roberts thì trích ngay tiền xây một sân bóng vồ (croquet) ở bãi cỏ phía trước nhà.


Nữ văn sĩ người Áo Elfriede Jelinek sau khi giành giải Nobel Văn học vào năm 2004 đã tuyên bố rằng giải thưởng này đồng nghĩa với khả năng “tự lập về tài chính”.


Ông Lars Heikensten, giám đốc điều hành Quỹ Nobel cho biết không có những xu hướng mua sắm rõ ràng nào trong số những người đoạt giải, và “nó phụ thuộc rất nhiều vào quốc tịch, vào khả năng tài chính, vào những loại thu nhập mà họ có khi nhận giải, và họ đang ở giai đoạn nào trong cuộc đời.”


Tuy nhiên, có vẻ như đầu tư vào bất động sản là xu hướng phổ biến nhất, ít nhất là trong số những người chịu tiết lộ rằng họ đã làm gì với số tiền được nhận.


Mặc dù hơn 1 triệu USD nghe có vẻ to tát nhưng vì giải Nobel thường được trao chung cho 2 hoặc 3 người nên số tiền mà họ thực nhận giảm đi rất nhiều.


Nhà khoa học Wolfgang Katterle tại Viện Công nghệ Massachusetts, người đồng đoạt giải Nobel Vật lý năm 2001 với 2 đồng nghiệp khác đã đầu tư số tiền thưởng của mình để mua một ngôi nhà và trang trải cho các con ăn học. Ông tâm sự: “Vì một nửa số tiền thưởng phải dành để đóng thuế cho nước Mỹ nên chẳng còn lại gì nhiều.”


Nhà khoa học Phillip Sharp, người đồng giành giải Nobel Y học năm 1993 đã quyết định tiêu toàn bộ số tiền thưởng vào một căn nhà kiểu cổ 100 năm tuổi. Ông nói: “Tôi nhận số tiền đó và mua một căn nhà lớn hơn một chút”, và ông cho biết mặc dù số tiền thưởng này cũng tốt nhưng điều quan trọng hơn đối với giải Nobel là được ghi nhận.


Người đoạt giải Nobel tiêu tiền thưởng ra sao? - 2


Nhà khoa học Phillip Sharp: Sự công nhận quan trọng hơn tiền bạc


Việc quyết định phải chi tiêu số tiền này như thế nào có thể sẽ bị kéo dài vì những người đoạt giải thường bận bịu với những lời mời tham dự hội nghị, các bài giảng và các lễ lạt khác trong suốt năm đầu tiên. Ông Serge Haroche, người đoạt giải Nobel vật lý năm 2012 nói: “Tôi còn không có đủ thời gian để nghĩ về số tiền đó nữa.” Mặc dù vậy, ông cũng thú nhận là sẽ chú ý hơn vào bất động sản.


Đối với những người đoạt giải Nobel Hòa bình, quyết định chi tiêu tiền thưởng thường được đưa ra nhanh chóng và dứt khoát hơn, vì những người đoạt giải đa số là các chính trị gia, các tổ chức và nhà hoạt động nổi tiếng được dư luận chú ý nhiều hơn.


Nhiều người, chẳng hạn như Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2009 và Liên minh Châu Âu năm 2012 đã quyết định đóng góp tiền thưởng cho các quỹ từ thiện.


Còn nhà kinh tế học Bangladesh Muhamad Yunus, người đã thành lập Ngân hàng Grameen chuyên cho người nghèo vay để thoát khỏi đói nghèo thì lại dành số tiền thưởng của giải Nobel Hòa bình năm 2006 để tài trợ cho một bệnh viện mắt và một doanh nghiệp chế biến thực phẩm cho người nghèo.


Người đoạt giải Nobel tiêu tiền thưởng ra sao? - 3


Nhà kinh tế học Bangladesh Muhamad Yunus nhận giải Nobel Kinh tế


Tuy nhiên trong số này cũng có một ngoại lệ. Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1920 đã gửi toàn bộ số tiền này vào một ngân hàng Thụy Điển để hưởng tiền lãi, nhiều khả năng là vì ông lo lắng về cuộc sống sau khi nghỉ hưu ở thời kỳ mà các vị Tổng thống về hưu không được nhận trợ cấp của chính phủ.


Các nhà văn đoạt giải Nobel Văn học thường giữ kín về cách họ chi tiêu tiền thưởng hơn, tuy nhiên sự lựa chọn của họ cũng thường không kém phần thực dụng.


Bà Anna Gunder, người đoạt giải Nobel Văn học cho biết: “Ngay cả khi các nhà văn đoạt giải Nobel khá nổi tiếng, nhiều người không kiếm được nhiều tiền từ việc viết lách.” Bởi vậy số tiền thưởng này thường sẽ giải phóng họ khỏi gánh nặng cơm áo gạo tiền vào cho họ được tự do viết lách. Tuy nhiên cái gì cũng có 2 mặt của nó.


Bà Gunder nói: “Số tiền đó thực sự thay đổi sự nghiệp của họ… Trong những năm đầu sau khi đoạt giải, họ thường viết ít hơn, nhưng rồi họ sẽ tiếp tục cầm bút một hai năm sau đó.”


Từ năm 2012, số tiền thưởng cho giải Nobel đã bị giảm đáng kể vì khủng hoảng kinh tế, và những người điều hành Quỹ Nobel cho biết họ chưa có kế hoạch tăng số tiền thưởng trở lại trong tương lai gần, tuy nhiên hầu như không có người nào tỏ ý phàn nàn khi nhận được điện thoại thông báo mình đã đoạt giải Nobel.



Xem thêm chủ đề:Nobel Y hoc, trao giai Nobel, Uy ban Nobel. cong trinh nghien cuu, tien thuong, quy Nobel, trao giai, bat dong san, dau tu, tin hot, tin nong, tin nhanh, vn





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét